Phân biệt ngọc trai nước ngọt và ngọc trai nước mặn.
Ngày đăng: 10:15 AM 08/05/2024 - Lượt xem: 172
Ngọc trai là món trang sức giá trị mà dường như bất cứ ai cũng muốn sở hữu. Trên thị trường hiện nay có hai loại ngọc trai phổ biến là ngọc trai nước ngọt và ngọc trai nước mặn. Vậy hai loại này có điểm gì khác nhau và loại ngọc trai nào có giá trị hơn? Cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây của nhé!
1. Ngọc trai nước ngọt là gì?
Ngọc trai nước ngọt được tạo thành từ những con trai hoặc con sò sống trong vùng nước ngọt. Thông thường sẽ là các môi trường ao, hồ, sông, suối,… Theo thời gian, những viên ngọc trai sẽ được hình thành ở trong cơ thể của những con trai, sò và được thu hoạch, chế tác rồi đem bán.
2. Ngọc trai nước mặn là gì?
Ngược lại với ngọc trai nước ngọt, ngọc trai nước mặn được hình thành từ các loài điệp, trai và hàu, thường sinh sống tại các vùng biển, vịnh và vùng nước sâu. Ba địa điểm trên thế giới nơi mà ngọc trai được khai thác chủ yếu là Akoya, Tahiti và Nam Hải.
Ở Việt Nam, ngọc trai nước mặn thường được nuôi trồng và khai thác tại các địa điểm như đảo Tô Cô ở Quảng Ninh, Nha Trang ở Khánh Hòa và Phú Quốc.
3. Phân biệt ngọc trai nước ngọt và ngọc trai nước mặn
Đặc điểm | Ngọc trai nước ngọt | Ngọc trai nước mặn |
Màu sắc | Ngọc trai nước ngọt thường có sắc màu nhạt hơn, bề mặt mềm hơn và thường không giữ được màu sắc lâu. Vì vậy, hầu hết ngọc trai nước ngọt sau khi được thu hoạch cần phải được xử lý để nhuộm màu. Vậy nên màu sắc trên ngọc trai nước ngọt thường không phải là màu tự nhiên. Chúng thường có các gam màu như trắng, kem, vàng champagne, tím nhạt, hồng nhạt, hoặc cam nhạt. | Ngọc trai nước mặn có sắc màu độc đáo do sự đặc thù của từng loại trai ở các vùng biển khác nhau. Điều này giúp ngọc không cần phải nhuộm màu nhưng vẫn có thể tạo ra các biến thể về màu sắc rất đặc biệt. Chẳng hạn, ngọc trai đen Tahiti của Pháp, ngọc trai vàng kim South Sea ở vùng biển Nam Thái Bình Dương và ngọc trai Akoya Nhật Bản có thể có màu đen, vàng nổi bật, hoặc các tông màu trắng, vàng kem và ánh hồng. |
Độ sáng bóng | Nguồn thức ăn có sẵn tại các sông và hồ nước ngọt cho trai nước ngọt có hạn chế hơn vùng biển. Điều này làm cho khả năng tạo ra viên ngọc nước ngọt có vẻ đẹp tương tự như ngọc trai biển trở nên khó khăn hơn. Sự khác biệt giữa hai loại ngọc này trở nên dễ phân biệt bằng độ sáng và độ bóng khi bạn đặt chúng cạnh nhau.
Tuy nhiên, ngọc trai nước ngọt, sau khi trải qua quá trình xử lý, có thể sở hữu màu sắc và hình dáng hấp dẫn hơn cả ngọc trai biển. |
Nhờ thời gian nuôi cấy lâu và được kéo dài trong môi trường nước mặn, cùng với sự đa dạng về vi sinh vật và khoáng chất, ngọc trai biển đã có điều kiện để thu thập một lượng lớn dưỡng chất và những tinh túy từ đáy biển. Vì vậy, ngọc trai nước mặn thường có một lớp bề mặt sáng bóng và có ánh sáng rực rỡ.
Do vậy, tính thẩm mỹ của ngọc trai nước biển được đánh giá cao hơn rất nhiều so với ngọc trai nước ngọt. |
Độ cứng | Ngọc trai nước ngọt chỉ có độ cứng khoảng 1.8 moha. Độ cứng thấp này làm cho chúng dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài, dẫn đến sự mòn lớp xà cừ, xước hoặc bong tróc. Vì vậy, ngọc trai nước ngọt thường có độ bền kém hơn so với ngọc trai nước mặn, và chúng cũng có tuổi thọ thấp hơn.
Độ cứng thấp cũng là lý do làm cho ngọc trai nước ngọt thường không có độ bóng và sức hấp dẫn như ngọc trai biển. |
Ngọc trai biển có độ cứng xà cừ cao, khoảng từ 3.8-4.5 moha (được sử dụng làm thước đo độ cứng cho các quý kim và đá quý). Điều này xuất phát từ điều kiện sống trong môi trường biển, nơi có nhiều khoáng chất. Sự phong phú trong nguồn thức ăn đã cung cấp các điều kiện lý tưởng cho con trai và hàu hấp thu chất dinh dưỡng để tạo ra những viên ngọc trai chất lượng. |
Kích thước | Không giống như ngọc trai nước mặn, ngọc trai nước ngọt thường có lớp xà cừ rất mỏng. | Xuất phát từ sự khác biệt trong kích thước của lớp xà cừ, ngọc trai biển thường có lớp xà cừ dày hơn so với ngọc trai nước ngọt. Nguyên nhân là do ngọc trai biển có tuổi thọ lâu hơn và sống trong môi trường giàu chất dinh dưỡng. Điều này dẫn đến trung bình một viên ngọc trai biển có lớp xà cừ dày từ 0.35-0.7mm. Tuy nhiên, độ dày của lớp xà cừ có thể biến đổi tùy theo vùng biển nuôi trồng, ví dụ:
|
Hình dáng | Ngọc trai nước ngọt thường không có hình dáng đều đặn và đa dạng. Các hình dạng phổ biến nhất của ngọc trai nước ngọt gồm hình nút, hình cầu, hình oval, giọt lệ hoặc hình bầu dục. Tuy vậy, cũng có một số ít ngọc trai nước ngọt có hình dáng tương đối đều và tròn. Tuy nhiên, chúng thường có giá trị đắt hơn nhiều so với ngọc trai nước ngọt thông thường. | Ngọc trai biển thường có hình dáng hoàn hảo và đều đặn, nhờ quá trình nuôi cấy lâu và được định hình từ trước. Do đó, so về hình dáng, ngọc trai nước mặn tròn đều hơn và có tính thẩm mỹ hơn ngọc trai nước ngọt. |